Ngứa ngoài vùng kín là vấn đề không của riêng ai. Việc ngứa ngoài vùng kín khiến chị em cảm thấy bứt rứt, khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này Foellie sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây ngứa vùng kín từ đó có những cách điều trị kịp thời.
Ngứa ngoài vùng kín là ngứa những chỗ nào?
Ngứa ở vị trí vùng kín có 2 loại là ngứa bên ngoài và ngứa ở vị trí sâu bên trong. Tuy nhiên, có thể một số người chưa biết được những bộ phận nào được quy định thuộc vùng ngoài của “cô bé”. Ngứa ngoài vùng kín gồm ngứa ở vùng lông mu và ngứa ở 2 mép vùng kín.
Ngứa vùng lông mu
Lông mu là một bộ phận có vai trong việc bảo vệ cô bé khỏi những tác động từ bên ngoài. Ngoài ra lông mu có vai trò trong việc giảm sự ma sát của quần áo vào da vùng kín. Khi xảy ra vấn đề ngứa vùng lông mu thì có thể cô bé của bạn đang bị đe dọa bởi các yếu tố gây bệnh như chấy rận, nấm, vi khuẩn, virus,.. hoặc ngứa do sự cọ xát quá nhiều bởi quần lót có kích thước quá chật.
Ngứa vùng lông mu nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như mọc mụn vùng kín hay thậm chí gây viêm, loét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày cũng như trong đời sống tình dục.
Ngứa 2 mép vùng kín
Ngứa 2 bên mép vùng kín cũng là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Vị trí này cũng là một nơi mà những tác nhân gây ngứa dễ dàng tấn công. Việc ngứa ở 2 bên mép vùng kín có thể gây khó chịu cho chị em, dẫn đến việc gãi gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng méo thậm chí có thể dẫn đến vùng tổn thương lan sâu vào bên trong. Do đó cần phải tìm những liệu pháp khắc phục tình trạng ngứa ngoài vùng kín.
Nguyên nhân ngứa ngoài vùng kín
Muốn điều trị được tình trạng ngứa ngoài vùng kín thì cần phải tìm phải nguyên nhân dẫn đến điều này. Hiện nay có nhiều nguyên nhân được đưa ra cho tình trạng ngứa ngoài vùng kín, tuy nhiên một số nguyên nhân được cho là phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là:
Ngứa ngoài vùng kín do vệ sinh không đúng cách
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này. Đây được coi là căn nguyên của nhiều tình trạng bệnh lý phụ khoa. Việc vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn, nấm gây bệnh sinh sôi và phát triển, từ đó chúng tiết ra độc tố gây ngứa rát, viêm loét da. Thậm chí tình trạng xấu hơn có thể gây nhiễm trùng, xâm nhập vào sâu bên trong bộ phận sinh dục dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Ngứa ngoài vùng kín do mặc đồ lót quá chật
Vùng sinh dục là vùng nhạy cảm, việc mặc đồ lót quá chật có thể khiến cho “cô bé” thiếu mất không khí để thở. Việc đảm bảo vùng kín được khô thoáng là hết sức quan trọng. Điều này có thể ngăn ngừa những nguy cơ khiến môi trường ở đây ẩm ướt, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Những chuyên gia về phụ khoa đã đưa ra lời khuyên nên mặc những loại đồ lót có chất liệu vải là cotton, thông thoáng, dễ thấm. Vệ sinh vùng kín cũng cần được làm thường xuyên và thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận.
Ngứa ngoài vùng kín do tẩy lông vùng kín
Việc tẩy lông cạo lông hay wax được nhiều chị em thực hiện để khiến cô bé thêm thoáng mát và đảm bảo thẩm mỹ. Việc làm này nếu không được thực hiện đúng cách và hợp vệ sinh thì sau một thời gian, khi lông mọc trở lại với tính chất cứng và dày hơn có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho chị em phụ nữ. Bên cạnh đó những sợi lông mọc ngược tạo các nốt sưng đỏ và cảm giác ngứa rát kèm theo.
Do đó việc cạo hay tẩy lông nên được thực hiện đúng cách, an toàn, hợp lý. Thậm chí việc loại bỏ lông mu không được các chuyên gia phụ khia khuyến khích thực hiện.
Ngứa do thay đổi hormone
Trường hợp này thường xảy ra ở những người ở trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, khi hormone nội tiết trong cơ thể họ đang bị rối loạn. Việc sụt giảm hormone nội tiết khiến cho niêm mạc âm đạo trở nên khô ngứa,…
Ngứa do sử dụng chất kích thích
Nhiều trường hợp xảy ra vấn đề ngứa rát do bị kích ứng với chất tẩy rửa có trong chất giặt quần áo, sữa tắm hay dung dịch vệ sinh phụ nữ. Khi gặp trường hợp này thì việc cần làm là ngưng sử dụng những loại sản phẩm này và tùy theo tình hình cụ thể sẽ sử dụng thuốc để điều trị.
Ngứa do các bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ có thể gây ra biểu hiện ngứa rát ngoài vùng kín:
- Do rận mu tấn công
Rận mu hay còn gọi là rận cua, chấy cua, là loại côn trùng hút máu sống chủ yếu ở vùng lông mu của cơ thể. Trong quá trình sinh sống và hút máu của loài kí sinh trùng này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Kích thước của rân mu rất bé nên viêc phát hiện khó khăn. Khi nhiễm rận mu, việc lây lan qua quan hệ tình duc chiếm một tỷ lệ cao. Thậm chí, loại rận này có thể sống xa vật chủ trong một khoảng thời gian dài mà không bị ảnh hưởng (24 giờ).
- Do bệnh chàm
Bệnh chàm xảy ra nhiều vị trí trên cơ thể, tuy nhiên khi tấn công vào vị trí da vùng kín có thể khiến da ở đây trở nên nứt nẻ, phát ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu,…
Bệnh chàm phát triển mạnh trong điều kiện môi trường nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể chịu nhiều căng thẳng và áp lực. Ngoài ra hóa chất , chất tạo mùi trong xà phòng và các sacnr phẩm chăm sóc da cũng khiến cho bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
- Do nhiễm trùng nấm men
Bệnh nhiễm trùng nấm men hay còn gọi là nhiễm nấm Candida, là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Nguyên nhân của bệnh này là do loại nấm có tên là Candida gây ra bởi sự tăng sinh quá sức của nó. Theo nghiên cứu trên thực tế, khoảng hơn 80% phụ nữ đều đã từng mắc bệnh này trong đời.
Nhiễm nấm men thường gây ngứa ở vị trí háng hay lông mu vùng kín với những triệu chứng thường gặp là: Ngứa rát, đau nhức sưng tấy ở vùng kín, người bệnh có cảm giác đau khi quan hệ hay đi tiểu.
- Do bệnh vảy nến
Vảy nến là một bệnh lý da liễu mà nó gây ra những mảng da dày đóng vảy ở vùng háng, đùi. Việc này dẫn đến vùng da bị khô, nứt nẻ gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra bị vảy nến ở vùng kín, là vùng da nhạy cảm nên việc điều trị hết sức khó khăn.
Các triệu chứng thường gặp ngứa ngoài vùng kín ở nữ
Cảm giác đầu tiên có thể kể đến đó chính là ngứa ngáy khó chịu. Cảm giác này có thể từ mức độ nhẹ, việc ngứa không kèm theo đau. Tuy nhiên tùy vào nguyên nhân gây ngứa cũng như bệnh nhân có biện pháp điều trị kịp thời hay không mà mức độ ngứa ngoài vùng kín có thể nặng hơn thậm chí là ngứa đi kèm với đau, sưng tấy.
Ngoài ra ở một số bệnh phụ khoa thì ngứa có thể đi kèm với một số triệu chứng khác. Một số bệnh phụ khoa có các biểu hiện triệu chứng mà bạn có thể tham khảo sau:
- Bệnh viêm nấm âm đạo: Triệu chứng ngứa vùng kín, khí hư tiết nhiều, có màu trắng hoặc màu xanh như bã đậu, khí hư có mùi hôi tanh, khi quan hệ bạn có cảm giác đau rát, khó chịu,…
- Bệnh mụn rộp sinh dục: Việc mọc mụn rộp vùng sinh dục sẽ gây ngứa ngáy bên trong và 2 môi âm hộ đi kèm với những nốt mụn. Đó có thể là mụn bọc, mụn nước, mụn thịt, u nhú xung quanh âm hộ.
- Rận lông mu: Đây là trường hợp xuất hiện ký sinh trùng trong vùng kín cụ thể là vùng lông mu. Chúng hút máu ở bộ phận sinh dục và gây ra những triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy cho người mắc.
- Bệnh sùi mào gà: Đây là loại bệnh do virus HPV gây ra với tốc độ lây lan nhanh chóng. Triệu chứng điển hình của bệnh này là ngứa ngáy và mọc những mụn, u nhú xung quanh khu vực âm hộ và bên trong âm đạo.
Bị ngứa ngoài vùng kín bôi thuốc gì?
Khi bị ngứa ngoài vùng kín, các chị em thường tìm đến sử dụng những loại thuốc kem bôi ngoài da để điều trị nhanh chóng. Bên cạnh đó, nếu bệnh nặng có thể kết hợp cùng với một số thuốc uống do bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng này. Sau đây là một số thuốc thông dụng trong việc chữa ngứa ngoài vùng kín:
Thuốc bôi vùng kín Nizoral
Thuốc Nizoral là loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị ngứa vùng kín trong đó có chứa hoạt chất ketoconazole. Hoạt chất này được biết đến với tác dụng kháng nấm gây bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của nấm, điều trị nhiễm nấm da và nấm vùng kín rất tốt.
Do đó đối với những trường hợp nguyên nhân ngứa ngoài vùng kín do nhiễm nấm có thể sử dụng Nizoral để điều trị.
Thuốc bôi vùng kín Neomycin
Thuốc neomycin được chỉ định trong các trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến da như viêm da do dị ứng, viêm da do tiếp xúc, do nhiễm trùng. Do đó mà loại thuốc này thường xuyên được chỉ định trong các trường hợp ngứa vùng kín.
Liều dùng được chỉ định cho người dùng Neomycin là vùng kín bị ngứa mỗi ngày ít nhất 2 lần sáng tối. Chỉ nên tập trung bôi ở vùng da bị ngứa, tránh bôi lan sang các vùng thuốc lân cận.
Thuốc bôi ngứa ngoài vùng kín Clindamycin
Đây là loại thuốc thuộc nhóm thuốc bôi mỡ có chứa thành phần là kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid.
Hoạt chất này có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ cao. Do đó mà Clindamycin thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp ngứa vùng kín do viêm nhiễm hay ngứa ngáy khó chịu gây ra bởi bệnh viêm nang lông.
Texture của thuốc ở dạng gel dễ dàng thẩm thấu và phát huy được công dụng của mình trong quá trình điều trị. Do đó mà bệnh nhân điều trị ngứa ngoài vùng kín do bị nhiễm khuẩn sẽ nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng ngứa ngáy.
Thuốc trị ngứa vùng kín Clotrimazol
Thuốc Clotrimazol được bào chế dưới dạng kem bôi, được chỉ định trong các trường hợp ngứa do da nhiễm nấm Candida gây nên. Do đó trong trường hợp bạn được bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm nấm Candida có thể sử dụng thuốc này để thoa vào vùng da bị tổn thương.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ngoài vùng kín
Về cách sử dụng, cần có một số chú ý sau đây:
- Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ.
- Trước và sau khi sử dụng cần vệ sinh tay một cách sạch sẽ.
- Sử dụng thuốc điều trị kéo dài trong thời gian từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên việc ngừng sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh. Do đó để đạt được hiệu quả tốt nhất nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và không điều trị kiểu ngắt quãng.
Các cách chữa ngứa ngoài âm đạo
Đối với ngứa ngoài 2 mép âm đạo
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có cách chữa trị khác nhau. Việc ngứa 2 mép âm đạo cảnh báo cho bạn những nguy cơ tấn công của nấm hay vi khuẩn hoặc lại chính là triệu chứng của một loại bệnh phụ khoa. Do đó việc khám phụ khoa là hết sức cần thiết.
- Nếu bị ngứa ở 2 bên mép vùng kín, bác sĩ sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra liệu pháp điều trị tốt nhất.
- Trong trường hợp nguyên nhân gây ngứa là do nhiễm nấm thì bên cạnh việc bôi thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn những loại thuốc uống là kháng sinh. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần đặc biệt lưu tâm và tuân thủ theo mọi chỉ định về liều cũng như thời gian sử dụng.
- Bạn cũng có thể được chỉ định sử dụng những thuốc kháng virus nếu nguyên nhân gây ngứa là virus.
Bên cạnh việc khám phụ khoa thì những biện pháp điều trị tại nhà cũng có thể xem xét:
- Sử dụng các phương pháp dân gian như vệ sinh bằng nước muối pha loãng, điều trị bằng lá trầu không, húng quế.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng sữa tắm trong thời gian điều trị vì có thể gây kích ứng và làm nghiêm trọng thêm vùng da bị tổn thương.
- Thay quần lót từ 2-3 lần 1 ngày, đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ. Không nên lựa chọn những loại quần có size bé khiến bạn không được thoải mái.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể cũng như loại bỏ được nấm men ra ngoài một cách nhanh chóng.
Đối với trường hợp ngứa lông vùng kín
Trong trường hợp ngứa lông mu vùng kín là do vấn đề về sinh lý là hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín và sử dụng những thuốc giảm ngứa là tình trạng sẽ được cải thiện hơn.
Tuy nhiên với trường hợp ngứa lông mu do các bệnh lý phụ khoa thì việc điều trị cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhiễm nấm đường âm đạo: Điều trị bằng thuốc đặt hoặc thuốc uống.
- Các bệnh xã hội: Sử dụng liệu pháp thuốc, đốt điện hoặc đốt laser,…
Cách chữa ngứa ngoài vùng kín tại nhà
Chữa vùng kín bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa thành phần là hoạt chất có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Do đó mà nó được áp dụng hàng đầu trong việc chữa ngứa ở vùng kín.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không.
- Vò nát, đun sôi và thêm một chút muối.
- Để nguội nước lá trầu vừa đun và vệ sinh âm đạo bằng nước này.
- Duy trì cách làm này từ 2-3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên có một lưu ý trong quá trình này đó chính là chỉ nên rửa ở vùng ngoài âm đạo, không thụt rửa sâu bên trong vì có thể dễ dàng dẫn vi khuẩn vào sâu bên trong.
Trị ngứa vùng kín bằng nước muối pha loãng
Nước muối có khả năng sát khuẩn cao nên việc sử dụng nước muối luôn mang lại hiệu quả cao trong việc trị ngứa vùng kín.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị muối và lượng nước vừa đủ.
- Khuấy đều cho muối tan hoàn toàn.
- Sử dụng nước muối vừa pha để vệ sinh ngoài vùng kín.
- Duy trì tần suất từ 1-2 lần/ tuần.
Không nên sử dụng nước muối một cách quá thường xuyên vì nước muối có thể làm mất cân bằng pH ở âm đạo, gây khô âm đạo.
Trị ngứa ngoài vùng kín bằng lá chè xanh
Lá chè xanh được nhiều người biết đến bởi rất nhiều công dụng mà nó mang lại trong có có khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm sạch vùng kín một cách hiệu quả, khiến da khô thoáng và se khít.
Cách sử dụng:
- Rửa lá chè xanh, vò nát và thêm một ít muối cho vào đun sôi.
- Sử dụng nước nóng để xông vùng kín. Khi nước nguội bớt, sử dụng nước chè xanh để vệ sinh vùng kín.
- Lau khô bằng khăn sạch.
Duy trì liệu pháp này lâu dài trong khoảng từ 3 đến 4 tuần sẽ mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng với tần suất từ 3-4 lần/tuần.
Những lưu ý khi bị ngứa ngoài âm đạo
Khi bị ngứa ngoài âm đạo, bạn cần phải chú ý một số điều sau đây:
- Tuyệt đối không được gãi ngứa ở vùng kín vì việc này sẽ gây tổn thương cho vùng da của bạn, dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét và hậu quả nặng nề hơn. Thay vào đó, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ngứa và từ đó có những liệu pháp điều trị thích hợp.
- Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ đặc biệt trong việc sử dụng thuốc. Bệnh nhân không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Mặc những quần lót vừa vặn, không chọn những loại có kích thước quá bé, gây cảm giác chật chội, khó chịu. Những chất liệu được ưu tiên là cotton và việc sử dụng quần lót không quá 24 tiếng một ngày.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- An toàn trong vấn đề quan hệ tình dục, đặc biệt là sử dụng bao cao su.
- Luôn giữ cho cô bé của bạn được khô thoáng, sạch sẽ.
- Đảm bảo sạch sẽ khi kì kinh nguyệt đến, thay băng vệ sinh từ 4-6 tiếng 1 lần dù lượng kinh nguyệt ít.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về ngứa ngoài vùng kín. Hy vọng các bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe vùng kín tốt hơn.
Xem thêm: Có nên làm hồng vùng kín? Cách làm trị thâm vùng kín tự nhiên tại nhà nhanh nhất
Xem thêm: Vệ sinh vùng kín sau khi sinh như thế nào? Top 5 dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất
Xem thêm: Chất nhờn của phụ nữ là gì? Màu sắc, Mùi vị | Nuốt vào có sao không?